Mẫu chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông

Mẫu chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông

Hướng dẫn soạn thảo chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông, hình thức chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông, nội dung chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông, Cơ sở ban hành chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông, Thẩm quyền ban hành chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông.

Mẫu chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông
Mẫu chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/CT-UBND

Hà Nội, ngày… tháng … năm 2021

 

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông

Sau một thời gian triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ của Quốc hội ban hành và Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 07 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông giai đoạn 2015 – 2020. Thời gian vừa qua công tác an toàn giao thông trên đại bàn đã có những chuyển biến tích cực với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị; sự tham gia ủng hộ, đồng thuận của nhân dân bước đầu tạo được nề nếp ở nhiều khu vực, nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, đảm bảo an toàn giao thông tại một số quận, huyện và thị xã vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, số vụ vi phạm về trật tự xây dựng và an toàn giao thông còn nhiều, vệ sinh môi trường còn nhiều vấn đề bất cập, ý thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế…Số lượng các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng gây thiệt hại về người và của, thậm chí có nhiều người do di chứng tai nạn giao thông để lại trở thành gánh nặng cho người thân và xã hội… Nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ thống biển báo giao thông chưa đầy đủ, cơ sở hạ tầng còn chưa tốt. Bên cạnh đó ý thức của người dân chưa cao, còn thiếu hiểu biết pháp luật…

Để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế và để nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của các quận, huyện, thị xã, các phường, xã, thị trấn, các sở, ban, ngành Thành phố trong công tác trật tự an toàn giao thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu:

  1. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; Chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo trật tự, tăng cường kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm
  2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã: Chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng và an toàn giao thông là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, như: xây dựng, chỉnh trang các hạng mục công trình trên đường, hè phố không tuân thủ quy trình thi công đã được phê duyệt, các phương tiện chở quá tải trọng, quá số người cho phép; phương tiện không đảm bảo điều kiện kỹ thuật an toàn; điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng làn đường, phần đường quy định; lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép; đỗ, dừng phương tiện không đúng quy định; đi xe máy không đội mũ bảo hiểm; phương tiện hoạt động tại các tuyến đường, khu vực, thời gian cấm hoạt động; đón trả khách không đúng nơi quy định; vận chuyển vật liệu, đất cát, phế thải không đảm bảo điều kiện về vệ sinh môi trường, làm rơi vãi trên đường phố…
  3. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã: Chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, kiên quyết xử lý các hành vi lấn chiếm hè phố, lòng đường để bán hàng rong, kinh doanh dịch vụ, để vật liệu xây dựng, trông giữ xe, lợp mái che, mái vẩy, quảng cáo không đúng quy định làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Rà soát, tổ chức giải tỏa các chợ tạm, chợ “cóc” ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
  4. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải: Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thi công đào hè, đường, tránh tình trạng cấp phép đào hè đường tràn lan; giám sát đảm bảo thực hiện đúng quy định và hoàn trả đảm bảo chất lượng, kịp thời, không ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Chỉ đạo các đơn vị duy tu, duy trì giao thông chủ động kiểm tra, sửa chữa những đoạn đường, tuyển đường có mặt đường, hố ga bị hỏng, “ổ gà”, các điểm thường xuyên bị úng ngập cục bộ, xử lý ”điểm đen”…, đảm bảo an toàn giao thông.
  5. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền, các quận, huyện, thị xã, các phường, xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức, nhận thức của các tầng lớp nhân dân Thủ đô đối với việc ủng hộ, tham gia công tác đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố./.
 Nơi nhận:
– TTTU, TT HĐND TP;
– Các Sở, ban, ngành TP;
– UBND các quận, huyện, thị xã;
– Lưu: VP.

CHỦ TỊCH

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân biệt giữa hình thức giao đất có thu tiền với hình thức cho thuê đất . Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Bài viết cùng chủ đề Mẫu chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông:

Mẫu chỉ thị về phòng chống tệ nạn xã hội

Mẫu chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *