Tội cướp tài sản – Phân tích cấu thành tội cướp tài sản

Tội cướp tài sản – Phân tích cấu thành tội cướp tài sản điều 168 Bộ luật hình sự

Khách thể

Quan hệ nhân thân( quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ của con người) và quan hệ sở hữu (Quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân)

Đối tượng tác động: Là tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự ( Chú ý: Trừ tài sản có tính chất tự nhiên như khoáng sản, động vật; trừ ts đặc biệt đã có tội riêng để quy định như vũ khí, vật liệu nổ, tài bay, tàu thuỷ, công trình an ninh QG).

Phân tích cấu thành tội cướp tài sản
Phân tích cấu thành tội cướp tài sản

Mặt chủ quan

Lỗi: Cố ý trực tiếp

Động cơ: Tư lợi, muốn lấy về cho mình những lợi ích vật chất.

Mục đích: Mục đích là chiếm đoạt tài sản của người khác (Chú ý: Đây là yếu tố bắt buộc của CTTP). Mục đích chiếm đoạt phải có trước ( Giết người rồi mới nảy sinh ý định chiếm đoạt TS thì không phải là cướp).

Chủ thể: Người từ đủ 14 tuổi trở lên ( vì thoả mãn khoản 2 điều 12) và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan  

Hành vi: Hành vi chiếm đoạt là hành vi mong muốn dịch chuyển TS của người khác thành tài sản của mình trái pháp luật và trái ý chí của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Cụ thể:

Hành vi dùng vũ lực

   Được hiểu là hành vi dùng sức mạnh (có hoặc không có công cụ phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực trước hết phải là hành vi nhằm vào con người.

Những hành vi không nhằm vào con người đều không phải là hành vi dùng vũ lực theo quy định của điều luật. Người bị tấn công có thể là chủ tài sản, là người có trách nhiệm quản lí hay bảo vệ tài sản nhưng cũng có thể là người bất kỳ mà người phạm tội cho rằng người này đã hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của mình.

   Hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản phải ở mức độ có khẳ năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự, nghĩa là có khả năng làm sự chống cự trên thực tế không xảy ra được hoặc xảy ra nhưng không có kết quả hoặc làm cho người bị tấn công bị tê liệt về ý chí, không giám kháng cự. Những hành vi dùng vũ lực có tính chất như vậy có thể là đánh, chém, trói,…

Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc.

   Đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ (hoặc cả 2) đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Vũ lực đe doạ có thể nhằm vào chính người bị đe doạ nhưng cũng có thể nhằm vào người khác có quan hệ thân thích với người bị đe doạ.

   Người phạm tội có thể khống chế được ý chí của người bị tấn công. Mức độ khống chế này phụ thuộc trước hết vào tính chất của sự đe doạ, theo quy định của luật phải là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc.

(Dấu hiệu ngay tức khắc có ý nghĩa quan trọng để phân biệt tội cướp tài sản với đe doạ “sẽ” dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản). Dấu hiệu này vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về mặt thời gian (xảy ra ngay lập tức) và vừa để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe doạ.

   Hành vi đe doạ dùng vũ lực ở tội cướp tài sản có tính chất mãnh liệt nhằm làm cho người bị đe doạ thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi. Sự đe doạ này có khả năng làm tê liệt ý chí của người bị đe doạ.

   Dấu hiệu ngay tức khắc chỉ đòi hỏi người phạm tội đã có hành vi, cử chỉ, thái độ thể hiện ra bên ngoài là dùng vũ lực ngay tức khắc mà không đòi hỏi họ thực sự có ý định dùng vũ lực cũng như phải có đủ điều kiện để dùng vũ lực ngay tức khắc.( Vd dùng súng giả doạ bắn chết)

Hành vi (khác) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

   Dạng hành vi thứ 3 này tuy không phải dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực nhưng những hành vi đó có khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. Do vậy những hành vi này được cho là cùng tính chất như hành vi dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc. Chúng đều có khả năng đè bẹp hay làm tê liệt sự kháng cự.(VD: đầu độc, dùng thuốc mê,…)

Hậu quả: Hậu quả không là dấu hiệu bắt buộc, không phải dấu hiệu định tội.

MQHNQ: Hậu quả không phải dấu hiệu định tội nên không xét mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả để định tội.

Tội phạm hoàn thành khi Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên.

Hình phạt

Tình tiết tăng nặng :

– Làm chết người : Đây là trường hợp người phạm tội đã gây hậu quả chết người và lỗi của họ đối với hậu quả là lỗi vô ý. Nếu người phạm tội đã cố ý gây hậu quả chết người thì hành vi phạm tội không còn thuộc trường hợp này mà cấu thành 2 tội (cướp và giết).

Chú ý 1, Người bị tấn công ở đây có thể là : chủ tài sản ; người quản lý ; bảo vệ tài sản ; hay bất kỳ người nào mà chủ tài sản cho là đã hoặc sẽ ngăn cản mình.

2, Nếu cố ý gây ra cái chết cho người bị hại nhằm mục đích cướp tài sản thì hành vi của người phạm tội cấu thành 2 tội là 168 và 123.

3, Trường hợp chuyển hoá.(Theo thông tư liên tịch số 02/2001)

     Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị người hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

     Trường hợp chuyển hoá này để phân biệt tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng: hành hung để tẩu thoát.

Ví dụ về tội cướp tài sản

Ví dụ VD1, Biết chị B (một người giàu có) thường đi làm qua đoạn vắng. A đã mang theo một con dao và đứng chờ sẵn, khi chị B đi tới A cầm dao kề vào cổ và doạ nếu chị B không đưa tiền A đâm chết ngay. B hoảng sợ đành đưa hết số tiền cho A (7tr đồng).

VD2 : X và Y là bạn của nhau, X có vay Y 200 nghìn đồng nhưng lâu rồi không trả. Một lần khi gặp X đi xe máy, Y đã đòi tiền và 2 người xảy ra cãi vã. Sau đó Y đấm nhiều cái vào mặt X khiến X bỏ chạy và Y lấy chiếc xe máy của X để trừ nợ. Chiếc xe máy trị giá 10 triệu đồng.

Tội cướp tài sản - Phân tích cấu thành tội cướp tài sản
Tội cướp tài sản – Phân tích cấu thành tội cướp tài sản

Bài viết cùng chủ đề:

Phân tích cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Tội cướp tài sản – Phân tích cấu thành tội cướp tài sản. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *