Cách xác định và quy chế pháp lý của lãnh hải

Lãnh hải là gì ?

Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở – Điều 3 CULB 1982.

Như vậy, ranh giới trong của LH là đường cơ sở và ranh giới phía ngoài của LH là đường mà mỗi điểm trên đường đó ở cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng CR của LH và không vượt quá 12 hải lý.

Quy chế pháp lý vùng lãnh hải
Quy chế pháp lý vùng lãnh hải

Cách xác định lãnh hải

Sử dụng đường cơ sở để xác định chiều rộng LH.

Có 2 phương pháp, Xem thêm bài viết cách xác định đường cơ sở 

Quy chế pháp lý vùng lãnh hải

Theo Điều 2 CULB 1982, QGVB có chủ quyền đối với LH, vùng trời bên trên, đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển của LH. Tuy nhiên, QGVB chỉ có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ chứ không mang tính tuyệt đối như trong nội thủy.

Chủ quyền hoàn toàn đầy đủ vì: Ảnh hưởng của NT tự do biển cả, tức là bên cạnh đảm bảo chủ quyền của QGVB (an ninh, QP, các lợi ích khác) thì còn phải đảm bảo lợi ích hàng hải của các QG khác đặc biệt là vấn đề tự do hàng hải.

Do đó:

Quy chế pháp lý của vùng lãnh hải thừa nhận quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài

+ Điều 17 CU Luật biển 1982:Tàu thuyền của tất cả các QG, có biển hay không có biển đều được hưởng quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải.

+ “Đi qua” bao gồm 3 TH theo khoản 1 Điều 18 CU: Từ biển đi qua lãnh hải vào nội thủy; Từ nội thủy đi qua LH để ra biển; Đi qua LH mà không vào NT.

Tàu nước ngoài đi qua lãnh hải phải di chuyển nhanh chóng và liên tục, không được dừng lại và không được đổi hướng. Việc dừng lại và thả neo chỉ được phép trong một số TH ngoại lệ: gặp sự cố thông thường về hàng hải; vì một TH BKK hay mắc nạn; vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn.

+ Đi qua không gây hại: đi qua liên tục và nhanh chóng, không làm phương hại đến trật tự, hòa bình và an ninh của QGVB.

Khoản 2 Điều 19 CU quy định những hành vi không được thực hiện khi thực hiện quyền đi qua không gây hại.

 Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.

              + Ngoài ra, khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong LH, tàu thuyền nước ngoài phải đi theo các tuyến đường, tôn trọng việc phân chia luồng giao thông trong LH do các QGVB hoạch định (Điều 22) và tuân thủ PL QGVB về các vấn đề liên quan đến thực hiện quyền (Điều 21), nếu không QGVB có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hoặc có thể đình chỉ quyền này nếu thấy cần thiết để đảm bảo ANQG hoặc để thực hiện các cuộc luyện tập quân sự.

Quyền tài phán của QGVB trong LH

có quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong LH của QG đó.

+ Đối với tàu TM nước ngoài:

Về quyền TP hình sự:

Nếu tàu nước ngoài đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển (để vào nội thủy hoặc chỉ đi qua lãnh hải không vào nội thủy) mà vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đang ở trong lãnh hải thì quốc gia ven biển không có quyền thực hiện quyền tài phán của mình, trừ các trường hợp sau – khoản 1 Điều 27:

Nếu hậu quả của việc vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển.

Nếu sự vi phạm đó có tính chất phá hoại hòa bình hay trật tự trong lãnh hải

Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của chính quyền nước ven biển.

Nếu cần thiết để ngăn chặn các hành vi phạm tội như buôn lậu chất ma túy hoặc các chất kích thích.

Bên cạnh đó, để đảm bảo các lợi ích về an ninh QP, QGVb có quyền áp dụng mọi biện pháp mà luật trong nước quy định nhằm tiến hành việc bắt giữ hay dự thẩm trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời nội thủy. – khoản 2 Điều 27 UNCLOS 1982.

Về quyền tài phán DS: Quốc gia ven biển sẽ thực hiện quyền tài phán dân sự của mình như áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt DS đối với tàu nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hoặc đang đi qua lãnh hải sau khi rời nội thủy – khoản 3 Điều 28. Các trường hợp khác thì quốc gia ven biển không được bắt tàu đó phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ với mục đích xét xử dân sự đối với một thành viên trên tàu đó.

    + Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ. QG treo cờ có thẩm quyền tài phán đối với những vụ việc xảy ra trên con tàu. TH tàu quân sự nước ngoài VPPL của QGVB thì quốc gia này có quyền buộc con tàu đó rời khỏi lãnh hải và yêu cầu CQ có thẩm quyền của QG treo cờ giải quyết (tương tự QCPL nội thủy).

Bài viết cùng chủ đề:

Bộ phận cấu thành và quy chế pháp lý của nội thủy

Cách xác định đường cơ sở theo Công ước luật biển năm 1982

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Cách xác định và quy chế pháp lý của lãnh hải. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *