Dẫn độ tội phạm là hoạt động tương trợ tư pháp trong đó một QG được yêu cầu sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên LT nước mình cho QG có yêu cầu để tiến hành truy cứu TNHS hoặc thi hành bản án đã có HL PL đối với cá nhân đó.
Theo NT chung được LQT công nhận, dẫn độ tội phạm là quyền của QG chứ không phải là NV. Dựa trên cơ sở quyền tối cao đối với lãnh thổ, QG hoàn toàn có quyền quyết định tiến hành truy cứu TNHS đối vs các cá nhân đang ở trên LT nước mình phù hợp vs LQG. NV dẫn độ tội phạm chỉ phát sinh trong TH có ĐUQT tương ứng ghi nhận.

Phân tích Các nguyên tắc dẫn độ tội phạm
Các nguyên tắc pháp lý về dẫn độ tội phạm là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có già trị bắt buộc đối với các chủ thể khi áp dụng chúng trong hoạt động dẫn độ
Nguyên tắc có đi có lại
– Nội dung: Đây là một trong những nguyên tắc rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế. Nội dung của nguyên tắc có đi có lại đối với hoạt động dẫn độ tội phạm quy định rằng các quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ tiến hành các hoạt động dẫn độ tội phạm, nếu nhận được sự bảo đảm chắc chắn từ phía quốc gia yêu cầu rằng trong trường hợp dẫn độ tương tự phát sinh thì quốc gia này cũng sẽ đảm bảo chắc chắn trong thực tế sẽ thực hiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia đối tác hữu quan theo yêu cầu của quốc gia này.
– Cơ sở pháp lý: PL QG quy định việc tuân thủ NT này trong dẫn độ tội phạm.
– Mục đích: Xuất phát từ sự cần thiết phải tôn trọng quyền bình đẳng giữa các QG, chủ quyền của các QG.
Nguyên tắc định danh kép
Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc quan trọng và không thể thiếu được của hoạt động dẫn độ tội phạm.
Nội dung của nguyên tắc này: hoạt động dẫn độ chỉ được tiến hành khi hành vi do cá nhân bị dẫn độ thực hiện được định danh là hành vi phạm tội theo quy định hiện hành của pháp luật cả hai quốc gia (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ), đồng thời hành vi phạm tội phải được định án ở mức trừng phạt cụ thể theo ý chí của các quốc gia hữu quan và được ghi nhận trong pháp luật nước mình, hoặc được các nước này thoả thuận nhất trí và được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan.
Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình
– Xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với dân cư và xuất phát từ việc nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân (cá nhân mang quốc tịch của quốc gia đó), thì nội dung nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình là quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối không thực hiện yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác, nếu cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước mình (người mang quốc tịch của quốc gia được yêu cầu).
– Cơ sở pháp lý: ghi nhận trong HP hoặc đạo luật của QG.
Ngoại lệ: NT này không được áp dụng đối với các cá nhân thực hiện TPQT.
Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị
Nội dung của nguyên tắc này là: quốc gia được yêu cầu có thể từ chối yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác đối với các cá nhân mà quốc gia này cho rằng đã phạm các tội về chính trị (có lý do hoạt động và tư tưởng chính trị đối lập tại quốc gia yêu cầu). Luật quốc tế không quy định cụ thể thế nào là tội phạm chính trị – điều này tùy thuộc chính sách của quốc gia nơi đang có người bị dẫn độ lẩn trốn.
Cơ sở pháp lý: ĐUQT đa phương, song phương về tương trợ tư pháp và PL QG.
Các trường hợp không dẫn độ tội phạm
– Người bị dẫn độ sẽ bị kết án tử hình tại quốc gia yêu cầu dẫn độ
– Người bị dẫn độ sẽ bị xét xử với tội danh khác với tội danh được ghi nhận trong yêu cầu dẫn độ
– Hết thời hiệu TCTNHS
– Người bị dẫn độ đã bị kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của quốc gia được yêu cầu (nguyên tắc không xét xử hai lần)
– Hành vi của người bị yêu cầu dẫn độ chỉ phải chịu TN hành chính hay dân sự (sự cụ thể hóa nguyên tắc định danh kép)