Quy định pháp luật về ủy quyền lại
Quy định tại Điều 564 Bộ luật dân sự
Điều 564. Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Các chủ thể trong quan hệ ủy quyền lại
Một – Bên được ủy quyền
Hai – Bên ủy quyền
Ba – Người khác (người thứ 3)
Quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ ủy quyền lại
Giữa bên được quỷ quyền và bên ủy quyền:
Bên ủy quyền có quyền quyết định đồng ý hoặc từ chối việc ủy quyền lại của bên được ủy quyền. Bên được ủy quyền phải thực hiện theo sự quyết định của bên ủy quyền.
Trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại theo phạm vi mà mình đã được bên ủy quyền ủy quyền trước đó và Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Giữa bên được ủy quyền lại và bên ủy quyền ban đầu:
Bên được ủy quyền lại có nghĩa vụ giống như bên ủy quyền lại về nội dung và phạm vi.
Bài viết cùng chủ đề Mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ ủy quyền lại:
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gửi giữ tài sản
Phân tích các đặc điểm pháp lí của hợp đồng gia công
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ ủy quyền lại . Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.