Theo định nghĩa tại Điều 8 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, thì nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn và đầy đủ tại vùng nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

Cấu tạo của nội thủy
Cửa sông: Trong TH QGVB có sông trực tiếp đổ ra biển mà không tạo thành vũng thì NT được xác định là vùng nước nằm trong ĐCS chạy qua cửa sông, nối liền những điểm nằm ngoài cùng của ngấn nước thủy triều thấp nhất ở 2 bên bờ sông.
Vịnh: một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà diện tích của vùng lõm đó bằng hoặc lớn hơn diện tích của nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm.
Không áp dụng với các vịnh gọi là vịnh lịch sử.
Giải thích thêm: Vịnh lịch sử là gì? Ví dụ?
Vịnh lịch sử và vùng nước lịch sử là những vùng biển, với danh nghĩa lịch sử đã được thừa nhận có quy chế pháp lý của nội thủy, được xác định dựa vào các căn cứ sau:
QGVB đã thực sự thực hiện chủ quyền tại vùng biển đó;
Việc sử dụng vùng biển được thực hiện một cách liên tục, lâu dài và hòa bình;
Có sự công nhận của CĐQT, đặc biệt là các QG láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.
Ví dụ: Mỹ có vịnh Chê-xa-pích là vịnh lịch sử; VN có hai vùng nước lịch sử: Phần VBB thuộc phía VN và Vùng nước lịch sử giữa VN và Campuchia (cụ thể là vùng nước nằm giữa bờ biển đảo Phú Quốc và quần đảo Thổ Chu của Việt Nam với bờ biển tỉnh Căm-pốt và nhóm đảo Pô-lô-vai của Campuchia).
Quy chế pháp lý của nội thủy
Theo khoản 1 Điều 2 UNCLOS 1982, Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ tại vùng nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
Tuy nhiên, việc thực hiện chủ quyền trong nội thủy có những điểm khác so với việc thực hiện chủ quyền trên đất liền, thể hiện thông qua quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy và vấn đề thực thi quyền tài phán của QGVB.
Quy chế ra vào và hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy
+ Khi muốn vào: phải thực hiện chế độ xin phép và được sự đồng ý của QGVB.
Ngoại lệ: khoản 2 Điều 8 CU: Khi quốc gia ven biển áp dụng đường cơ sở thẳng làm cho những vùng nước trước đây chưa phải là nội thủy trở thành nội thủy, thì chế độ qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài được áp dụng với vùng nước nội thủy đó.
“Đi qua không gây hại” được hiểu là đi qua liên tục và nhanh chóng, không làm phương hại đến trật tự, hòa bình và an ninh của QGVB.
+ Hoạt động trong vùng nội thủy: Tuân thủ PL của QGVB như quy định về tuyến đường và hành lang hàng hải, không thực hiện các hoạt động điều tra thăm dò hay nghiên cứu TNTN, sinh vật, không diễn tập quân sự hay các hành vi khác có hại cho hòa bình, an ninh, trật tự QGVB…
Quyền tài phán của QGVB trong vùng nội thủy
Chỉ có quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong vùng nội thủy của mình.
* Đối với tàu thương mại nước ngoài, QGVB chỉ can thiệp trong một số TH ngoại lệ:
+ Người có hành vi VP không phải là thủy thủ đoàn;
+ Khi được thuyền trưởng hoặc cơ quan đại diện NG, LS của QG treo cờ yêu cầu;
+ Hậu quả của vụ vi phạm mở rộng đến QG ven biển
* Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ. QG treo cờ có thẩm quyền tài phán đối với những vụ việc xảy ra trên con tàu. TH tàu quân sự nước ngoài VPPL của QGVB thì QG này có quyền buộc con tàu đó rời khỏi vùng nội thủy và yêu cầu CQ có thẩm quyền của QG treo cờ giải quyết.
Bài viết cùng chủ đề:
Cách xác định đường cơ sở theo Công ước luật biển năm 1982
So sánh Cách xác định biên giới quốc gia trên bộ và trên biển
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Bộ phận cấu thành và quy chế pháp lý của nội thủy . Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.