Trình bày các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

Theo hiến chương Liên hợp quốc, các QG có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp HB.

Điều 33 HCLHQ quy định một số các BP hòa bình để các bên TC có thể lựa chọn: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án… Dựa trên các quy định của HC LHQ và thực tiễn quan hệ QT, biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế bao gồm:

hòa bình giải quyết tranh chấp
hòa bình giải quyết tranh chấp

Hòa bình giải quyết tranh chấp bằng đàm phán trực tiếp

Là PT giải quyết TC theo đó chính các bên TC sẽ trực tiếp thảo luận, thương lượng với nhau về tranh chấp quốc tế và trực tiếp giải quyết.

 Kết quả đàm phán thành công hay thất bại hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên và mọi vấn đề do các bên cùng thỏa thuận quyết định.

Đây, là một biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được áp dụng từ lâu đời, phổ biến, hiệu quả và linh hoạt nhất.

Ưu điểm:

Đàm phán tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp trực tiếp bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp và cùng nhau thương lượng, nhượng bộ giải quyết.

Mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng đàm phán trực tiếp sẽ hạn chế được sự can thiệp từ bên ngoài, có khả năng làm phức tạp thêm vụ việc tranh chấp. 

Tiến hành bất kỳ lúc nào mà không bị hạn chế về thời gian và không gian

Thông qua đàm phán không chỉ giải quyết được tranh chấp mà các bên còn hiểu nhau hơn, thúc đẩy quan hệ giữa các bên phát triển

Giữ bí mật, uy tín cho các bên.

Tiết kiệm chi phí (chi phí thuê luật sư, chi phí tố tụng…)

VD: Đối với các tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên liên quan, chúng ta luôn xác định đàm phán là biện pháp được áp dụng đối với mọi tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp về lãnh thổ, biên giới.Với tinh thần đó, đến nay Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết xong hai trong ba vấn đề về lãnh thổ, biên giới với Trung Quốc bằng việc ký kết hiệp ước biên giới trên đất liền ngày 30/12/1999 và hiệp định phân định lãnh hải và hợp tác nghề cá ngày 26/12/2000. 

Hạn chế:

Kết quả đàm phán hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên => Khó giải quyết nếu 1 bên không có thiện chí.

Khó áp dụng với những TC phức tạp,

Không có bên trung lập để dung hòa lợi ích của các bên khi tranh chấp trở nên gay gắt.

đàm phán có thể được áp dụng là biện pháp khởi đầu và cũng có thể là biện pháp sau cùng để các bên giải quyết tranh chấp khi các bên đã giải quyết bằng các biện pháp khác.

Hòa bình giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba

Môi giới, trung gian, hòa giải:

Giống:

– Bên thứ ba không liên quan đến vụ tranh chấp có thể là quốc gia, tổ chức quốc tế, hay cá nhân đứng ra giúp đỡ các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp.

– Bên thứ ba đứng ra làm môi giới, trung gian, hòa giải có thể tự đứng ra hoặc theo đề nghị của các bên tuy nhiên phải được sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp.

– Ý kiến của bên thứ ba chỉ mang tính chất khuyền nghị, không có giá trị pháp lý bắt buộc

Khác:

Mức độ, vai trò của bên thứ 3 vào quá trình giải quyết TC.

– Môi giới: bên thứ ba dàn xếp, thuyết phục các bên ngồi vào bàn đàm phán nhưng không trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp. Vai trò của bên môi giới sẽ kết thúc khi các bên tranh chấp đã gặp nhau để giải quyết tranh chấp

– Trung gian: không chỉ dàn xếp, thuyết phục các bên mà còn tham gia vào quá trình giải quyết TC, dung hòa quan điểm làm cho các bên bớt căng thẳng.

– Hòa giải: bên thứ ba tham gia từ đầu đến cuối quá trình giải quyết tranh chấp, có thể làm chủ tọa phiên đàm phán và có thể đưaa ra những đề xuất cụ thể.

VD: Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nhiều vụ tranh chấp đã được giải quyết nhờ đóng góp rất lớn của bên trung gian hòa giải. Điển hình là vai trò của nhóm “Bộ tứ” (Liên Hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Cộng hòa Liên bang Nga và Mỹ) trong việc bảo trợ cho tiến trình hòa bình Trung Đông;

hoặc của Ma-li và Ê-thi-ô-pi những năm 1963 – 1964 trong vai trò trung gian hòa giải, đồng thời là quan sát viên giám sát việc ngừng bắn nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa các nước láng giềng là An-giê-ri với Ma-rốc; hoặc của ông U Than người My-an-ma, vốn là Tổng thư ký Liên Hiệp quốc thời bấy giờ, trong việc giải quyết khủng khoảng vùng vịnh Ca-ri-bê năm 1962 giữa Mỹ và Liên Xô.

Ví dụ, năm1982, tại trại Đa-vit, Mỹ đã làm trung gian hòa giải giúp Is-ra-en và Ai Cập giải quyết tranh chấp về bán đảo Si-nai mà Is-ra-en đã chiếm của Ai Cập trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967. Sau đó, Is-ra-en đã trả bán đảo Si-nai cho Ai Cập với điều kiện Ai Cập phải phi quân sự hóa ở bán đảo này.

Hoặc từ năm 1968 đến năm 1973, CH Pháp là quốc gia chủ nhà tạo điều kiện cho các bên liên quan trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam gồm Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam (Hội Nghị Pa-ri 27/1/1973).

Ủy ban điều tra + Ủy ban hòa giải

Giống:

là các cơ quan đặc biệt được lập ra và hoạt động trên cơ sở thỏa thuận của các bên hữu quan để góp phần giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Về nguyên tắc, số lượng thành viên của các ủy ban điều tra và hòa giải phải luôn luôn là số lẻ và là công dân của các QG khác nhau.

Báo cáo của UB chỉ mang tính khuyến nghị, không có giá trị ràng buộc đối với các bên TC.

Khác: Chức năng, nhiệm vụ của mỗi UB:

UBĐT: tìm hiểu sự kiện thực tế, làm sáng tỏ các yếu tố, tình tiết, sự kiện tạo nên tranh chấp.

UBHG: không chỉ xác định thực tế các yếu tố, các sự kiện dẫn tới tranh chấp mà còn đề xuất các giải pháp cho việc giải quyết tranh chấp.

Nhiệm vụ của ủy ban điều tra hẹp hơn so với nhiệm vụ của ủy ban hòa giải.

VD: Thực tiễn cho thấy, vào năm 1904, Anh và Nga đã thành lập Ủy ban điều tra gồm đại diện của Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Áo để điều tra về việc Anh cho rằng hải quân của Nga đã bắn chết một số ngư dân của họ. Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ, chứng cứ, Ủy ban điều tra đã đi đến kết luận hải quân của Nga đã bắn vào tàu thuyền đánh cá của ngư dân Anh. Cuối cùng, phía Nga đã chấp nhận kết luận điều tra nói trên và hợp tác cùng với Anh để giải quyết vụ việc.

Hòa bình giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế

Cơ quan TPQT là cơ quan được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các CT LQT nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các TC phát sinh trong quá trình CT thực thi và tuân thủ LQT.

Đặc điểm:

Các CQTPQT được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các CTLQT, được ghi nhận trong các ĐUQT. => Khác với CQTP quốc gia (hình thành trên cơ sở thực thi quyền lực NN, do NN thành lập).

Thẩm quyền: Không đương nhiên do: chỉ có thẩm quyền giải quyêt TC khi các bên TC thỏa thuận chấp nhận + Chỉ giải quyết trong phạm vi các bên yêu cầu => Khác cơ quan TP quốc gia.

Luật áp dụng: LQT, ngoại lệ: TH giải quyết tại Tòa TT QT có sự thỏa thuận của các bên thì LQG có thể được áp dụng.

Mang tính chung thẩm, được các bên TC bảo đảm thực thi trên cơ sở tự nguyện.

TA Quốc tế: cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án Công lý quốc tế là một cơ chế giải quyết tranh chấp khá hiệu quả, phán quyết của Tòa thường đảm bảo tính chính xác, công bằng và khách quan. Cơ chế thực thi tuân thủ phán quyết của Tòa án cao hơn các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Bởi lẽ, nếu một bên tranh chấp không tuân thủ phán quyết của Tòa án thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc can thiệp. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp trước Tòa án Công lý quốc tế cũng bộc lộ một số hạn chế như:

Tòa án xử và tuyên công khai nên không đảm bảo được bí mật cho các bên tranh chấp; thời gian thụ lý hồ sơ, giải quyết vụ án quá dài (có vụ việc  5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn) dẫn đến nguy cơ bất ổn trong quan hệ quốc tế và chi phí cho một vụ kiện mà các bên theo đuổi là rất lớn;

thành viên của Tòa án có thể bị lôi kéo, mua chuộc vì mục đích riêng (đặc biệt là các mục đích chính trị); Tòa án chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia nên các chủ thể khác của luật quốc tế không có quyền sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án công lý quốc tế (chính vì vậy, số lượng các vụ việc được chuyển đến và được Tòa án giải quyết rất hạn chế).

TTQT: Về ưu điểm, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng Trọng tài quốc tế là một cơ chế linh hoạt và mềm dẻo.

Bởi lẽ, cơ chế này cho phép các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trọng tài viên, thỏa thuận xây dựng quy chế trọng và các vấn đề liên quan khác trong quá trình chấp thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế (đặc biệt là Trọng tài ad hoc). Mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp.

Quy trình giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài rất nhanh và kịp thời nên tránh được những tác động chủ quan và khách quan từ bên ngòai. Với cơ chế “xét xử bí mật”, Trọng tài quốc tế sẽ giữ được bí mật và bảo đảm được danh dự và uy tín của các bên tranh chấp (đặc biệt là các bên thua kiện).

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nói trên, cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế bằng Trọng tài cũng có điểm hạn chế. Cơ chế đảm bảo thực thi, tuân thủ phán quyết của Trọng tài không mạnh như cơ chế đảm bảo thực thi, tuân thủ phán quyết của Tòa án công lý quốc tế.

Chính vì vậy, thực thi, tuân thủ phán quyết Trọng tài hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp, vì Trọng tài quốc tế không phải là cơ quan  tư pháp của Liên Hiệp quốc nên Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc sẽ không thể bảo đảm việc thực thi các phán quyết của Trọng tài quốc tế.

Bài viết cùng chủ đề hòa bình giải quyết tranh chấp:

Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp quốc tế

Phân tích nội dung hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *