Khái niệm biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mới được bổ sung ở Bộ luật dân sự 2015, được quy định tại tiểu mục 3, Mục 3 chương XV BLDS 2015. “Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ”.
Hình thức bảo lưu quyền sở hữu
“Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán”
Đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu
Là quyền sở hữu tài sản. Bên mua có quyền sử dụng đối với tài sản trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu mà không có quyền chiếm hữu hay định đoạt, bởi bên bán có quyền đòi lại tài sản khi bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Trong thời gian này, bên mua không không được chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dung hoặc tiêu hủy tài sản. Bởi pháp luật quy định “bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.
Trường hợp tài sản mua bán là đối tượng của tranh chấp với chủ thể thứ ba mà biện pháp bảo lưu quyền sở hữu đã được đăng ký thì pháp luật sẽ bảo vệ bên bán.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu.
Bên bán: quyền đòi lại tài sản. (Điều 332)
“Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”
Quy định quyền đòi lại tài sản của bên bán khi bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán như trả không đủ số tiền, không đúng thời hạn,… Tuy nhiên khi đòi lại tài sản bên bán phải trả lại đủ số tiền bên mua đã thanh toán, sau khi trừ khấu hao do sử dụng. Bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.
Bên mua: Điều 333.
“1, Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu.
2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Trong trường hợp mua bán, bên bán chuyển giao tài sản cho bên mua mà bên mua chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đầy đủ thì bên bán chịu nhiều rủi ro hơn. Vì quyền và lợi ích của bên bán có đạt được hay không lại hoàn toàn dựa vào việc thực hiện hành vi của bên mua.
Bên bán có quyền đòi lại tài sản sau nếu bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán. Không phải lúc nào bên bên mua cũng vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên trong khoảng thời gian bảo lưu quyền sở hữu, việc chiếm hữu thực tế tài sản của bên mua sẽ phát sinh quyền sử dụng, đó là khai thác, sử dụng hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản.
Đồng thời bên mua phải chịu rủi ro về tài sản trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Rủi ro ở đây được hiểu là những tổn thất xảy ra với chính tài sản có thể do điều kiện khách quan hoặc chủ quan như mất mát, hư hỏng. Bởi bên mua sau khi nhận tài sản cần có trách nhiệm bảo quản tài sản.
Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu (Điều 334)
“Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1, Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
2, Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
3, Theo thỏa thuận của các bên.”
Bên mua hoàn thành nghĩa vụ xong cho bên bán. Biện pháp bảo đảm nói chung và biện pháp bảo lưu quyền sở hữu nói riêng với mục đích dự phòng, dự phạt nếu bên nào có vi phạm.
Bởi vậy, nếu cả hai bên đều thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, không xảy ra vi phạm, đặc biệt khi bên mua đã hoàn thành thanh toán cho bên bán thì biện pháp bảo đảm đương nhiên sẽ chấm dứt.
Bên bán nhận lại tài sran bảo lưu quyền sở hữu. Bên bán nhận lại khi bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán, có nghĩa là bên mua đã vi phạm nghĩa vụ.
Việc này sẽ kéo theo hợp đồng mua bán chấm dứt, bởi bên bán lại lấy tài sản, bên mua lấy lại số tiền đã thanh toán sau khi trừ đi khấu hao sử dụng, hai bên sẽ không còn liên quan đến nhau.
Theo thỏa thuận của các bên, đây là sự thống nhất ý chí của các bên, theo đúng nguyên tắc của pháp luật dân sự. Pháp luật cho phép các bên được quyền chọn biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì cũng có thể được kết thúc biện pháp này. Các bên có thể chấm dứt nó để chuyển sang một biện pháp khác hoặc không sử dụng biện pháp nào tùy thuộc vào sự thỏa thuận.
Ví dụ về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
A mua của B một chiếc điện thoại di động trị giá 10 triệu đồng tuy nhiên A chưa có đủ tiền, chỉ có 5 triệu. Hai bên viết một bản hợp đồng mua bán tài sản trong đó có ghi nhận biện pháp bảo đảm là bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi B thanh toán hết số tiền cho A trong vòng 2 tháng.
Sau 2 tháng, B vẫn chưa trả A số tiền nên A đã đòi lại chiếc điện thoại di động, trả lại B 4 triệu đồng vì chỉ trừ 1 triệu tiền hao phí sử dụng trong 2 tháng của B.
Bài viết cùng chủ đề:
So sánh biên pháp cầm cố tài sản và biện pháp thế chấp tài sản
Phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Đặc điểm pháp lý của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.