biện pháp bảo bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Trình bày chi tiết các đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ)
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì ?
Về mặt khách quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là sự quy định của pháp luật cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho nghĩa vụ chính được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên trong biện pháp đó.
Về mặt chủ quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tất cả các biện pháp bảo đảm đều có những đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính. Các biện pháp bảo đảm không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với một nghĩa vụ nào đó. Sự phụ thộc thể hiện ở chỗ: khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm => nghĩa vụ phát sinh từ các biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phụ.
Thứ hai, các biện pháp bảo đảm đều có mục đích là nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Thông thường khi đặt ra các biện pháp bảo đảm các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Ngoài ra, trong một số trường hợp các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm giao kết hợp đồng của cả hai bên. Ví dụ, biện pháp đặt cọc buộc các bên phải giao kết hợp đồng.
Thư ba, đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất. Lợi ích của các bên trong quan hệ nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm là lợi ích vật chất. Quy luật ngang giá của quan hệ tài sản cho chúng ta thấy chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp được những lợi ích vật chất. Các bên không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng của các biện pháp bảo đảm. Lợi ích vật chất là đối tượng cúa các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản và nó phải có đầy đủ các yếu tố mà pháp yêu cầu với đối tượng của nghĩa vụ nói chung.
Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không được vượt quá phạm vi của nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính.
Thứ năm, các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Mặc dù các bên đã đặt ra một biện pháp bảo đảm bên cạnh nghĩa vụ chính nhưng cũng không cần áp dụng đến nó nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện đầy đủ.
Thứ sáu, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận giữa các bên.
Có thể nói rằng, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một loại chế tài trong nghĩa vụ.