Bất cập trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Có thể thấy công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản ngày càng hoàn thiện và đạt được kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trên thực tế.
1, Bất cập trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công tác triển khai quy hoạch, kế hoạch chất lượng vẫn còn kém kém, việc tổ chức thực hiện không đảm bảo tính khả thi
Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp về thời gian, nội dung, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý dẫn đến việc các quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực đất đai để thực hiện
Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ biến. Trên cả nước vẫn còn hàng ngàn dự án “treo” chưa được thu hồi. Việc xử lý các dự án sau khi thu hồi cũng đang gặp nhiều khó khăn, đơn cử như dự án khu đô thị du lịch, sinh thái Bình Quới – Thanh Đa tính đến nay đã “ngủ quên” qua 2 thập niên, kể từ khi phê duyệt vào năm 1992.
Đến thời điểm này, dù dự án đã 2 lần đổi chủ đầu tư nhưng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn dở dang, chưa được thực hiện, dẫn đễn tình trạng người dân mất đất canh tác, mất đất ở, trong khi đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho dự án trên làm cho đất đai hoang hóa rất lãng phí.
Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kiến trúc đô thị thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, việc bảo vệ môi trường chưa được chý ý.
Việc thực hiện triển khai quy hoạch, kế hoạch một cách gấp rút để kịp tiến độ mà đã không chú ý đến việc bảo vệ môi trường từ đó gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đất đai, gây ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng đất đai trong thời gian tới.

2, Bất cập trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch vẫn tồn tại nhiều kẽ hở, tiêu cực
Thể hiện rõ nhất là hiện tượng đầu cơ đất đai, lãng phí đất đai. Nhiều tỉnh, thành quỹ đất để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản, dẫn đến tình trạng vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất. Việc lập quy hoạch sử dụng đất theo đơn vị hành chính không đảm bảo tính kết nối liên vùng, không phát huy được thế mạnh của từng vùng, có tình trạng mỗi địa phương vì lợi ích cục bộ đã đề xuất quy hoạch thiếu đồng bộ.
Một trong những tình hình khá nổi bật hiện nay là một số dự án được phê duyệt rất nhanh nhưng thực chất “xin đất để giữ chỗ”, trong khi nhiều dự án rất cấp thiết, liên quan đến đời sống dân sinh, trụ sở cơ quan thì lại phê duyệt rất chậm. Ðây cũng là lý do chính dẫn đến tình trạng cứ nói đất đai, người ta lại nhắc đến nhiều cái nhất: “tham nhũng, thiệt cho dân, khiếu kiện và thất thu thuế nhiều nhất, giàu lên nhanh nhất”.
3, Bất cập trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đảm bảo được tính công khai, minh bạch, dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các bộ, các ngành trong việc đề xuất nhu cầu sử dụng đất.
Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng và nhất là việc thực hiện vẫn còn quy định rất chung, chưa gắn với trách nhiệm đến từng cá nhân được giao thẩm quyền, việc quy hoạch phần lớn được quyết định bởi ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền mà chưa thực sự đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, hạn chế việc đảm bảo tính dân chủ của nhân dân.
Bài viết cùng chủ đề:
Mối quan hệ giữa quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Bất cập trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí